thep hinh thep hinh

Rà soát chống bán phá giá các loại thép không gỉ vào thị trường Việt Nam

Tại sao chỉ bán phá giá các mặt hàng thép không gỉ mà không phải là các thép khác như: các loại thép hình, thép hộp…

Vì nhiều nguyên nhân khiến các nhà đâu tư các doanh nghiệp lớn trên thị trường thế giới bán phá giá vào nước ta các mặt hàng thép không gỉ:

Thứ nhất: do nhu cầu người tiêu dùng thị trường Việt Nam với điều kiện khí hậu nước ta độ ẩm cao là điều kiện thuận lời gây nên sự ăn mòn kim loại và gây thiệt hại không ít đến các công trình vậy làm sao để giảm thiệt hại thì các doanh nghiệp nghỉ đến ngay việc nhập khẩu các lại thép không gỉ.

Thứ hai: khi nhu cầu của khách hàng lớn các doanh nghiệp đua nhau sản xuất khiến hàng hóa tồn đọng để không bị thua lổ thì các doanh nghiệp lại bán phá giá với giá rẻ hơn để thu hồi vốn

Rà soát chống bán phá giá thép không gỉ

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, cơ quan này đang tiến hành tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát hàng năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ CHND Trung Hoa, Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan (mã số vụ việc 13-KN-BPG-01).

Theo đó, các doanh nghiệp và bên liên quan có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo mẫu Hồ sơ yêu cầu rà soát. Hồ sơ phải được nộp trực tiếp tại Cục Quản lý cạnh tranh trong thời gian từ ngày 5 – 15/9/2015.

Trước đó, từ ngày 5/9/2014, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 7896/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ: CHND Trung Hoa, Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan theo yêu cầu của Công ty TNHH Posco VST (Công ty Posco VST) và Công ty cổ phần Inox Hòa Bình (Công ty Inox Hòa Bình).

Theo Quyết định của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp của Đài Loan bị áp mức thuế chống bán phá giá cao nhất, doanh nghiệp Yuan Long Stainless Steel Corp bị áp 37,29% và các doanh nghiệp khác bị đánh thuế 13,79%. Các doanh nghiệp của Indonesia bị áp mức thuế chống bán phá giá thấp nhất với mức chỉ 3,07%. Các doanh nghiệp của Trung Quốc và Malaysia bị áp các mức thuế khác nhau từ 4,64% đến 10,71%.

Cục Quản lý cạnh tranh nêu rõ: Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, sau 1 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, một hoặc nhiều bên liên quan đến vụ việc có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát trên cơ sở Bên đề nghị cung cấp các bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải thực hiện rà soát.

1234

Lý do gây nên sự bán phá giá

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế. Nhiều trường hợp cố tình bán phá giá nhằm đạt được những lợi ích nhất định như: Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước NK từ đó chiếm thế độc quyền; Bán giá thấp tại thị trường nước NK để chiếm lĩnh thị phần; Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh… Đôi khi việc bán phá giá là việc bất đắc dĩ do nhà sản xuất, XK không bán được hàng, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng… nên đành bán tháo để thu hồi vốn. Trong thương mại quốc tế, thuế chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá. Bán phá giá sang thị trường nước ngoài thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước NK. Tuy nhiên, bán phá giá có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế: người tiêu dùng được lợi vì giá rẻ; nếu hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất định của ngành đó,… Vì thế không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Theo quy định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Cụ thể, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi xác định được đủ ba điều kiện sau đây: Hàng NK bị bán phá giá; Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước NK bị thiệt hại đáng kể; Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng NK bán phá giá và thiệt hại nói trên.

Bán phá giá, bán với giá rẻ thì chất lượng sản phẩm có còn đảm bảo?

Đó là một câu hỏi lớn đặt ra  và gây hoang mang cho những ai chưa có kinh nghiệm chọn sản phẩm, mặt hàng mà mình đang mua. Trên thị trường hiện nay thì có rất nhiều loại mặt hàng nên khách hàng cần phải tỉnh táo trước mặt hàng có giá rẻ. Và nên lựa chọn nhà cung cấp chính hảng không nên mua những sản phẩm không có nguồn gốc xuất sứ không rỏ ràng

Như bạn đã biết Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước NK từ đó chiếm thế độc quyền; Bán giá thấp tại thị trường nước NK để chiếm lĩnh thị phần; Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh… Đôi khi việc bán phá giá là việc bất đắc dĩ do nhà sản xuất, XK không bán được hàng, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng… nên đành bán tháo để thu hồi vốn nếu như thế này thì khách hàng quá yên tâm về vấn đề hàng hóa nhưng trong trường hợp sản phẩm bán phá giá vì lý do hàng hóa mà chúng ta đang nói đến là mặt hàng thép không gỉ sản xuất nhái chất lượng kém thì tất nhiên sẽ rẻ hơn giá cả trên thị trường khách hàng mua phải loại sản phẩm này thì chất lượng không tốt giá cả nhìn thì có thể rẻ hơn nhưng thực sự không hề rẻ so với hàng thật hàng chất lượng. Hãy là khách hàng thông thái để có được sản phẩm tốt nhất cho minh.

Xem thêm: cách phân biệt thép giả mạo