thep hinh thep hinh

Úc ra quyết định thép mạ kẽm chống bán phá giá tại Việt Nam

Theo như thông tin từ cục quản lý cạnh tranh cho biết Úc đang ra kết luận cuối cùng về việc điều tra chông bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép mạ kẽm được nhập khẩu từ Việt Nam và hai quốc gia khác là Ấn Độ và Malaysia.

Theo thông tin của Thương vụ Việt Nam tại ÚC gửi và trang thông tin điện tử của Ủy ban Chống bán giá giá Úc vào ngày 16/08/2017, cơ quan điều tra đã công bố báo cáo cuối cùng và người có thẩm quyền của bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Úc đã đưa ra quyết định cuối cùng đồng ý với khuyến nghị của ủy ban ADC về cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép mạ kẽm nhập khẩu từ 3 quốc gia là Việt Nam, Ấn Độ và Malaysia.

thep-hop-ma-kem

Đối với cuộc điều tra chống trợ cấp chỉ áp dụng đối với Ấn Độ do trước đó, vào ngày 17/07/2017, ADC đã ra thông báo chấm dứt điều tra CTC và không áp dụng biện pháp CTC đối với các sản phẩm thép ống, thép hộp, thép mạ kẽm nhập khẩu từ Việt Nam.

Đối với các sản phẩm thép mạ kẽm bị điều tra với mã HS: 7210.49.00, 7212.30.00, 7225.92.00 và 7226.99.00. Ngày khởi xướng điều tra là 16/8/2016, giai đoạn điều tra phá giá và trợ cấp từ ngày 01/7/2015 – 30/06/2016.

ADC đã sử dụng phương pháp so sánh giá rị bình quân gia truyền của giá xuất khẩu so với giá trị bình quân gia truyền của giá trị thông thường tương ứng trong giai đoạn điều tra để so sánh giá xuất khẩu và giá trị thông thường từ đó chứng minh hành vi bán phá giá và xác định biên độ phá giá.

Theo đó, ADC kết luận rằng giá xuất khẩ thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa liên quan và do đó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đáng kể đối với ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự của Úc. Đồng thời ADC kết luận rằng thiệt hại đối với ngành công nghiệp thép mạ kẽm ÚC bị gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu bán phá giá được trợ cấp.

Biên độ phá giá và ADC áp dụng cho Việt Nam và Ấn Độ được ADC đề cập trong bản thông báo. Củ thể đối với Việt Nam, biên độ phá giá cho 1 nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác là 8,4%; biên độ phá giá cho các công ty không hợp tác và các nhà xuất khẩu khác là 14,2%. Trước đọ tại thông bào chấm dứt một phần vụ việc chống bán phá giá đối với Việt Nam được ADC công bố vào ngày 17/07/2017, 2 nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác của Việt nam đã được loại khỏi cuộc điều tra do có biện độ phá giá thấp hơn mức tối thiểu, đối với Malaysia thì có biên độ phá giá cho các nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác là từ 14,5% đến 16,5%. Biên độ phá giá cho các công ty không hợp tác và các nhà xuất khẩu khác là 16,5%.

thep-ong-ma-kem

Đối với Ấn Độ, biên độ phá giá cho các nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác là từ 7,6% đến 9%. Biên độ phá giá cho các công ty không hợp tác và các nhà xuất khẩu khác là 12%.

Riêng đối với thuế chống trợ cấp chỉ áp dụng cho các nhà sản xuất xuất khẩu Ấn Độ, biên độ trợ cấp đối với các nhà sản xuất xuất khẩu hợp tác là từ 3,6% đến 5%. Biên độ trợ cấp đối với các nhà sản xuất xuất khẩu không hợp tác và các nhà sản xuất xuất khẩu còn lại lf 5,9%.

Với tình trạng thép mạ kẽm đang bị áp thuế chống bán phá giá như vậy cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giá của các sản phẩm thép ống, thép hộp, thép mạ kẽm trong nước. Tiêu biểu là trong 1 tháng vừa qua, thép Hòa Phát đã tăng giá hơn 3 lần đối với các sản phẩm thép mạ kẽm. Bởi vậy quý khách hàng cần cân nhắc thật kỹ để lựa chọn ra thời điểm phù hợp để mua hàng cũng như địa chỉ cung cấp uy tín với mức giá rẻ nhất.
Công ty cổ phần thép công nghiệp Hà Nội đang là đại lý cấp 1 của Hòa Phát, bởi vậy quý khách hàng có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng cũng như giá thành mà chúng tôi đưa ra. Ngoài ra công ty chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm thép công nghiệp khác như thép hình U, I, V, H, L, xà gồ mạ kẽm, thép tấm nhập khẩu….Mọi nhu cầu quý khách có thể gọi điện trực tiếp đến đường dây nóng của chúng tôi: 0983 436 161 hoặc gửi đơn hàng vào email: thepcongnghiep1@gmail.com để được báo giá nhanh nhất.

Nguồn: NDH